Để vượt qua các tiêu chí khắt khe của lĩnh vực đề cử, BShield đã chứng minh được năng lực vượt trội về công nghệ và chất lượng sản phẩm trong công tác đảm bảo an toàn thông tin cho doanh nghiệp và người dùng cuối.
Được phát triển bởi Verichains, BShield là công cụ bảo mật ứng dụng dành riêng cho doanh nghiệp nhằm tăng cường bảo mật cho ứng dụng chỉ với 1 bước sử dụng. BShield có thể tương thích với hơn 99% thiết bị hiện hành và hoạt động tốt ở cả hai hệ điều hành Android và iOS.
BShield là giải pháp bảo mật đáng chú ý trong bối cảnh nhiều tổ chức và doanh nghiệp tài chính phát hành ứng dụng với mục đích cung cấp dịch vụ đa dạng, tiện dụng đến người dùng cuối. Theo đó, BShield bảo vệ mã nguồn và tài nguyên ứng dụng của doanh nghiệp, đảm bảo môi trường tin cậy để ứng dụng hoạt động và hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ chặt chẽ Nghị định 13 về công tác bảo mật thông tin. Đồng thời ở phía người dùng, BShield bảo vệ thông tin cá nhân ngay cả khi thiết bị của họ bị can thiệp bởi mã độc, giúp ngăn chặn tội phạm mạng khai thác thông tin trái phép người dùng cho các mục đích xấu.
Cùng tính năng chủ chốt là ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào các ứng dụng tài chính di động, BShield đã thuyết phục thành công Hội đồng Giám khảo ngay vòng đánh giá thông qua các công nghệ bảo mật tiên tiến tích hợp trong giải pháp. Trong đó, công nghệ mật mã hộp trắng (White-box Cryptography) là công nghệ nền tảng giúp BShield ngăn chặn, phát hiện và cảnh báo tấn công theo thời gian thực, đã ghi điểm với các chuyên gia khi giải quyết được các vấn đề về lừa đảo, tấn công mã độc gây thất thoát tài sản của người dùng di động.
Về công tác bảo mật dữ liệu, BShield đạt quy chuẩn bảo mật quốc tế như ISO 27001 và PCI-DSS. Bên cạnh đó, giải pháp còn kết hợp với công nghệ bảo vệ ứng dụng để đảm bảo toàn vẹn quá trình đọc thẻ CCCD gắn chip NFC, xác thực thẻ CCCD thật/giả và đảm bảo an toàn thông tin người đăng ký dịch vụ trên ứng dụng.
Theo Hội đồng đánh giá, những điểm vượt trội này giúp BShield không chỉ sở hữu cơ hội phát triển giải pháp bảo vệ đầu cuối cho các doanh nghiệp Việt Nam, mà còn có thể vươn xa đến thị trường lân cận trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tập trung phát triển ứng dụng kinh doanh để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Phương, Giám đốc Sản phẩm BShield, chia sẻ: “Với sự ghi nhận từ giải thưởng Sao Khuê 2024, BShield sẽ tiếp tục nỗ lực để tiếp tục cải tiến giải pháp và nâng cao chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp tài chính, để người dùng di động tại Việt Nam ngày càng an toàn hơn trước những mối đe dọa an toàn thông tin ngày càng tinh vi như hiện nay.”
Sao Khuê là một trong những giải thưởng uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam, được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh các tổ chức sở hữu những thành tựu xuất sắc trong việc ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Hội đồng Giám khảo của giải thưởng gồm 40 giáo sư, chuyên gia CNTT đang công tác tại các trường đại học hàng đầu và doanh nghiệp uy tín trên cả nước.
Chính thức ra mắt thị trường từ đầu năm 2023, đến nay giải pháp bảo mật ứng dụng BShield đã được tin dùng bởi một số ứng dụng quốc dân tại Việt Nam như VNeID, ZaloPay, VNG Games, góp phần bảo vệ tài sản và dữ liệu của hơn 70 triệu thiết bị di động trong nước trước nguy cơ bị đánh cắp thông tin và tài sản.
Verichains là công ty bảo mật với chuyên môn đầu ngành tại Việt Nam và thế giới về lĩnh vực kiểm thử an ninh hệ thống, phân tích, điều tra tấn công an ninh mạng và cung cấp giải pháp bảo mật ứng dụng. Verichains đã phát hiện lỗ hổng an ninh và ngăn chặn thành công nhiều cuộc tấn công có quy mô nhằm vào các cầu nối Web3 lớn trên thế giới như Ronin và BNB Chain.
Nhóm nghiên cứu mật mã và bảo mật sở hữu chứng chỉ quốc tế của Verichains đã xác định thành công các lỗ hổng gây thất thoát hàng tỷ USD trong toàn ngành, cũng như phát hiện ra các lỗ hổng trong việc triển khai Multi-Party Computation (MPC) và Zero-Knowledge Proofs (ZKP) của các nhà cung cấp lớn. Verichains hiện đang là đối tác bảo mật đáng tin cậy của các công ty Web3 hàng đầu thế giới như BnB Chain, Polygon Labs, WEMIX, Aptos, Klaytn, Bullish và DWF Labs.
" alt=""/>Giải pháp chống lừa đảo và tấn công mã độc nhận giải Sao KhuêTheo người dùng này, khi tắt đường link và truy cập lại một lần nữa vào website cơ quan nhà nước, thông báo “trúng thưởng” vẫn tiếp tục hiện lên. “Được người bạn bên cạnh nhắc nhở phải cẩn thận bởi đang dùng “WiFi free”, tôi liền tắt để truy cập bằng 4G thì thấy mọi thứ lại trở về như bình thường”, anh Huy chia sẻ.
Trao đổi với VietNamNet về trường hợp này, ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ - Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Giám đốc kỹ thuật của NCS cho rằng, hiện một số mạng WiFi công cộng như ở khách sạn, quán cafe, nhà hàng cung cấp miễn phí cho người dùng nhưng đính kèm theo quảng cáo. Trước khi người dùng vào website mong muốn, họ sẽ buộc phải qua trang quảng cáo trước rồi mới chuyển đến website đích.
“Cơ chế hoạt động của loại hình này tương tự như các mạng quảng cáo số, nhưng thay vì nội dung quảng cáo, thông tin trả về là thông báo chúc mừng. Quảng cáo sẽ hiện tùy người, tùy vị trí. Có thể ở một thiết bị khác, thông tin trả về là bài đăng với nội dung khác”, ông Sơn cho hay.
Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn, về bản chất, mạng quảng cáo sẽ bán cho người khác đặt banner, cửa hàng, quán cafe sẽ không kiểm soát được nội dung đăng tải. Do đó, những đường link đính kèm hoàn toàn có thể bị cài cắm mã độc.
“Thông tin trả về còn có thể là bài đăng về hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là lừa đảo do các công ty bán quảng cáo trên WiFi không kiểm soát được nội dung”, chuyên gia cảnh báo.
Để tự bảo vệ mình, người dùng di động cần luôn cảnh giác khi truy cập các hệ thống WiFi mới, đặc biệt tại địa điểm công cộng như khách sạn, nhà hàng, quán cafe. Bởi khi đó, kết nối của người dùng sẽ phụ thuộc vào cài đặt của cơ sở cung cấp WiFi.
Nếu gặp các thông tin lạ, người dùng nên bỏ qua. Đặc biệt lưu ý, chỉ thực hiện các giao dịch quan trọng trên các mạng tin tưởng như WiFi tại nhà, ở công ty hay mạng 3G/4G từ điện thoại.
Lừa đảo bằng Deepfake AI ngày càng nguy hiểmNhận định trên được TS Nguyễn Tuấn Khang – Giám đốc khối phần mềm bảo mật khu vực ASEAN của IBM đưa ra trước sự leo thang của xu hướng hacker 'vũ trang hóa' Deepfake, AI." alt=""/>Bị dẫn sang website lạ vì vào mạng bằng WiFi miễn phí